SEO là gì (Search Engine Optimization)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. (SEO) là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website cho người dùng trên các Bots thu nhập dữ liệu như Google, Bing, Yahoo, Yandex, Baidu…Tại Việt Nam người ta quan tâm nhiều nhất tới cỗ máy tìm kiếm Googele bởi đây thực chất là cỗ máy tím kiếm có lưu lương người dùng phổ biến nhất. SEO là một phần trong tổng thể Online Marketing và lớn hơn là Digital Marketing. SEO liên quan tới cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm “tự nhiên”), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị. Ngoài ra, kỹ thuật SEO có thể sử dụng cho các loại tìm kiếm khác nhau, bao gồm tìm kiếm hình ảnh, video, nội dung học thuật, tin tức và kết quả trên công cụ tìm kiếm theo ngành.

SEO là một chiến lược Internet marketing, SEO xem xét cách thức hoạt động, các thuật toán kiểm soát hành vi của công cụ tìm kiếm. Những gì người dùng tìm kiếm, các thuật ngữ hoặc từ khóa được nhập vào và công cụ tìm kiếm ưa thích của đối tượng mục tiêu. SEO dùng để cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), nhờ đó tăng lưu lượng truy cập và lượng khách hàng được chuyển đổi từ nguồn này.

Khác với Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cục bộ (Local SEO) – tập trung tối ưu hóa khả năng hiển thị Website của doanh nghiệp khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ có gắn yếu tố địa phương (sản phẩm A ở địa phương B), SEO tập trung nhiều hơn vào các tìm kiếm phạm vi quốc gia hoặc quốc tế.

Lịch sử

Các quản trị viên gửi URL của trang tới các cỗ máy tìm kiếm để thêm chỉ mục cho website. Lịch sử của SEO bắt đầu từ những năm 1990 với 2 công cụ tìm kiếm đầu tiên ALIweBWeb Crawler. Tuy nhiên những cố máy này khi ở giai đoạn vận hành sơ khai cũng bị các quản trị viên website thao túng kết quả tìm kiếm, bằng cách đưa lên các nội dũng không trung thực với mô tả trang web.

Năm 1998 cỗ máy tìm kiếm Google ra đời (có lúc chính Yahoo đã có ý định mua lại Google). Cách thức Google đánh giá và xếp hạng website tác động rất lớn tới SEO với các thuật toán được các lập trình viên của họ thường xuyên thay đổi. Nhằm đối phó với tình trạng gian lận và cố tình đưa ra các nội dung không đúng với mô tả của trang web. Google sử dụng Googlebot để phân tích sữ liệu trang web và hạn chế bị thao túng bởi các yếu tố SEO On-page (như tần suất từ ​​khóa, thẻ meta, tiêu đề, liên kết và cấu trúc website). Thời gian đầu PageRank được coi là tiêu chí đánh giá cao trong kết quả tìm kiếm. Một trang có PageRank cao hơn có khả năng được truy cập bởi người lướt web ngẫu nhiên. Tuy nhiên nó cũng bị thao túng bởi các Backlink chéo giữa các quản trị viên website khi hộ cố tình trao đổi liên kết.

Google sử dụng hơn 200 điều kiện khác nhau khi xếp hạng các website, không tiết lộ các thuật toán họ sử dụng để xếp hạng các trang. Google đã công bố một chiến dịch chống lại các backlink chuyển đổi PageRank bằng cách sử dụng thuộc tính nofollow (không theo dõi) trên các liên kết, Googlebot sẽ không còn xử lý bất kỳ liên kết nofollow nào.

Tháng 12 năm 2009, Google tuyên bố sử dụng lịch sử tìm kiếm trên web của tất cả người dùng để đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp . Vào ngày 8 tháng 6 năm 2010, Google sử dụng hệ thống xếp hạng website mới có tên Google Caffeine, cho phép người dùng tìm thấy kết quả tin tức, bài đăng trên diễn đàn và nội dung khác nhanh hơn nhiều so với trước đây .Đây cũng là giai đoạn mà nghề làm SEO tại Việt Nam phát triển sôi động. Google Instant, trình duyệt tìm kiếm theo thời gian thực (realtime-search), được giới thiệu vào cuối năm 2010 nhằm nỗ lực để làm cho kết quả tìm kiếm kịp thời và liên quan hơn.

Vào 02/2011, Google đã công bố bản cập nhật Panda, trong đó xử phạt các website chứa nội dung trùng lặp từ các website và nguồn khác. Google Penguin 2012 đã nỗ lực xử phạt các website sử dụng các kỹ thuật thao túng để cải thiện thứ hạng của họ trên công cụ tìm kiếm, nó tập trung vào các liên kết spam bằng cách đo lường chất lượng của các liên kết đến các trang.

Đọc Thêm:  Anchor text nghĩa là gì? Cấu trúc Anchor text trên website như thế nào?

Vào 10/2019, Google tuyên bố họ sẽ bắt đầu áp dụng các mô hình BERT, dự định kết nối người dùng dễ dàng hơn với nội dung có liên quan và tăng chất lượng lưu lượng truy cập đến các website được xếp hạng trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Điều này gần nghĩa với việc họ tập trung vào hành vi của người dung trên website để đánh giá nội dung của nó.

seo-la-gi
Tối ưu hóa cống cụ tìm kiếm (SEO)

Phương pháp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu

Các công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán toán học phức tạp để diễn giải những website mà người dùng tìm kiếm, các thuật toán này đôi khi được gọi là các “con nhện” kiểm tra liên kết giữa các website. Các website nhận được nhiều liên kết dẫn về (inbound link) hơn, hoặc các liên kết mạnh hơn, được cho là quan trọng hơn và đúng hơn với những gì người dùng đang tìm kiếm.

Các công cụ tìm kiếm hàng đầu, như Google, Bing và Yahoo, (Baidu thì chỉ dành cho thị trường sử dụng tiếng Hoa)!, sử dụng trình thu thập thông tin để tìm các trang cho kết quả tìm kiếm bằng thuật toán của họ. Các trang được liên kết từ những trang được xếp hạng trong bộ dữ liệu của công cụ tìm kiếm khác không cần phải được khai báo vì chúng được tìm thấy tự động. Yahoo!, DMOZ khi vận hành trước kia đều yêu cầu khai báo thủ công và sự phê duyệt của con người. Google cung cấp Google Search Console giúp tạo và khai báo Sơ đồ website XML miễn phí để đảm bảo rằng tất cả các trang được tìm thấy.

Trình thu thập dữ liệu web cho công cụ tìm kiếm có thể xem xét một số yếu tố khác nhau khi thu thập dữ liệu website. Không phải mọi trang đều được xếp hạng bởi các công cụ tìm kiếm. Khoảng cách của các trang từ thư mục gốc của một website cũng có thể là một yếu tố trong việc các trang có được thu thập thông tin hay không.

Ngày nay, hầu hết mọi người đang tìm kiếm trên Google bằng thiết bị di động. Vào tháng 11 năm 2016, Google đã công bố thay đổi lớn đối với cách thu thập dữ liệu website và bắt đầu xếp hạng theo ưu tiên cho thiết bị di động.

Ngăn chặn thu thập dữ liệu:

Để tránh bị lưu các nội dung không mong muốn, nhà quản trị website có thể ngăn “con nhện” thu thập dữ liệu một số tệp hoặc thư mục thông qua tệp robot.txt tiêu chuẩn trong thư mục gốc của tên miền. Ngoài ra, một trang có thể được loại trừ khỏi cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng thẻ meta dành riêng cho robot (thường là ). Khi công cụ tìm kiếm truy cập vào một website, tệp robots.txt nằm trong thư mục gốc là tệp được thu thập thông tin đầu tiên. Sau đó, tệp robots.txt được phân tích cú pháp và sẽ hướng dẫn cho robot trang nào không được thu thập thông tin. Vì trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm có thể giữ một bản sao được lưu trong bộ nhớ cache của tệp này, đôi khi nó có thể thu thập dữ liệu các trang mà quản trị viên web không muốn thu thập thông tin. Các trang thường không được thu thập thông tin bao gồm các trang đăng nhập cụ thể như giỏ mua hàng và nội dung dành riêng cho người dùng, chẳng hạn như kết quả tìm kiếm từ các tìm kiếm nội bộ. Vào tháng 3 năm 2007, Google đã cảnh báo các nhà quản trị website rằng họ nên ngăn chặn việc lập chỉ mục kết quả tìm kiếm nội bộ vì những trang đó bị coi là spam tìm kiếm.

Các loại hình phổ biến:

SEO được thực hiện đa dạng với nhiều loại hình khác nhau như:

  • SEO tổng thể là tăng uy tín và chất lượng bằng cách tối ưu toàn bộ website theo tiêu chuẩn thân thiện với công cụ tìm kiếm, đồng thời giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Để thực hiện SEO tổng thể cần tối ưu đồng thời cả on-page, off-page và kỹ thuật.
  • SEO từ khóa là loại hình thông dụng nhất hiện nay. Khi tiến hành, nhà quản trị có thể lựa chọn giữa SEO từ khóa tiếng Việt có dấu và không dấu, nhằm mục đích cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm, tăng khả năng hiển thị với người dùng.
  • SEO hình ảnh là kỹ thuật đưa hình ảnh trên website ưu tiên hiển thị ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm hình ảnh của những công cụ như Google, Yahoo khi người dùng nhập từ khóa liên quan.
  • SEO video social là nâng cao thứ hạng tìm kiếm của website nhờ các trang mạng xã hội và tương tác người dùng.
  • Local SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo khu vực) là kỹ thuật tối ưu hóa để website xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm có liên quan đến khu vực địa lý (như sản phẩm A ở địa phương B), giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và website doanh nghiệp, hỗ trợ khoanh vùng và tiếp cận khách hàng hiệu quả.
  • SEO app mobile sẽ đưa ứng dụng của doanh nghiệp trên appstore hay google play hiển thị ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm khi người dùng nhập từ khóa, giúp họ dễ dàng tìm thấy và tải ứng dụng.
Đọc Thêm:  Cách tối ưu thuộc tính ALT của hình ảnh trong SEO

Phân loại

SEO mũ trắng
Một kỹ thuật SEO được coi là mũ trắng nếu nó tuân thủ các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm và không gian lận. SEO mũ trắng hướng tới mục đích duy nhất là tăng hạng website trên công cụ tìm kiếm bằng cách tạo nội dung chất lượng và đáp ứng tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Đây là hướng đi an toàn để phát triển website bền vững, giúp phát triển thương hiệu tránh việc bị phạt hoặc cấm khỏi công cụ tìm kiếm. SEO mũ trắng có nét tương đồng với phát triển web về mặt tăng khả năng truy cập, mặc dù hai việc này không giống hệt nhau.

SEO mũ đen
SEO mũ đen (Black hat SEO) cố gắng cải thiện thứ hạng website nhanh nhất bằng cách lợi dụng sơ hở của thuật toán. Kỹ thuật mũ đen bất chất nguyên tắc và đôi khi vi phạm đạo đức khi sử dụng thủ thuật như Doorway Pages (spam chuyển hướng người dùng trực tiếp từ website khác), cloaking (thủ thuật che giấu nội dung), chèn link và từ khóa không liên quan… để đạt mục đích, bỏ qua lợi ích của người dùng. Do đó, tuy có thể tăng thứ hạng và lượng truy cập website nhanh nhưng kỹ thuật SEO mũ đen có rủi ro cao bị phạt hoặc cấm, tạo ra kết quả kém chất lượng với tỷ lệ thoát trang cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp,…, hiệu quả tồn tại không lâu.

SEO mũ xám
Một loại khác đôi khi được sử dụng là SEO mũ xám. Đây là phương pháp kết hợp giữa mũ đen và mũ trắng, tránh việc website bị phạt nhưng không hướng tới tạo ra nội dung tốt nhất cho người dùng. SEO mũ xám hoàn toàn tập trung vào việc cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm bằng các thủ thuật khéo léo như article spinning (tạo bài viết mới trên bài viết cũ), mua tên miền cũ hoặc hết hạn,…Rủi ro của kỹ thuật này cũng tương đối cao và ranh giới với SEO mũ đen rất mong manh.

Các công cụ tìm kiếm có thể xử phạt các website bị phát hiện sử dụng phương pháp mũ đen hoặc xám, bằng cách giảm thứ hạng hoặc loại hoàn toàn khỏi danh sách dữ liệu của họ, áp dụng tự động bằng thuật toán hoặc bằng cách xem xét thủ công.

Ưu điểm và Nhược điểm của SEO trong Marketing

SEO mang lại những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp.

  • SEO có thể giúp tối ưu hóa ROI (lợi tức đầu tư) nhờ đo lường được hiệu quả qua các chỉ số như lưu lượng truy cập Website, tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số,… từ đó nắm được nhược điểm và cải thiện website hiệu quả.
  • SEO mang lại hiệu quả chi phí với việc chủ động tiếp cận được khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ trên Internet, giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí tiếp cận.
  • SEO cải thiện được trải nghiệm cho người dùng nhờ đòi hỏi nâng cao chất lượng website từ cấu trúc, giao diện tới nội dung trong quá trình thực hiện, từ đó tăng mức độ hiển thị trên công cụ tìm kiếm, thuận lợi tiếp cận khách hàng hơn.
  • Nhờ phân tích lưu lượng truy cập Website chất lượng qua quá trình thực hiện SEO mà doanh nghiệp nắm bắt được đặc điểm và hành vi của khách hàng tiềm năng, hỗ trợ đưa ra các chiến dịch marketing hiệu quả trên kênh online và offline.
  • SEO giúp tăng độ tin cậy của website trên danh sách của công cụ tìm kiếm, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số hiệu quả.
Đọc Thêm:  PageRank là gì? PageRank có còn quan trọng đối với SEO Offpage

Tuy nhiên, SEO không phải phù hợp với mọi loại website và doanh nghiệp. Một chiến lược SEO cần thực hiện trong dài hạn tùy vào mục tiêu và độ khó của từ khóa mới đạt hiệu quả. SEO thích hợp với doanh nghiệp đã có một lượng khách hàng nhất định, do đó cần cân nhắc điều kiện và nhu cầu trước khi tiến hành. Hơn nữa, khi các thuật toán thay đổi, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất lớn nếu phụ thuộc phần lớn vào lưu lượng truy cập website.

Các công cụ hỗ trợ

  • Google Webmaster Tools (Search Console): Đây là một công cụ hỗ trợ SEO miễn phí do chính Google cung cấp. Webmaster Tools có khả năng thống kê, theo dõi hoạt động cả on-page và off-page cho website, đồng thời cung cấp cho nhà quản trị website các thông số của website và các thông báo từ google.
  • Google Disavow Link: được biết tới để ngăn chặn những backlink xấu từ đối thủ, hay sửa chữa sai lầm vì đã spam liên kết quá mức và bị phạt bởi Google Penguin.
  • Google Setting có chức năng đáng chú ý nhất là Geographic Target. Ở đây các SEOer có thể chọn thị trường mục tiêu cho website của mình. Nếu chọn thị trường mục tiêu đúng thì website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong Google của thị trường đó
  • Google Remove URLs: Nhiệm vụ của Google Remove URLs là xóa những link 404 Not Found ra khỏi bộ dữ liệu của Google. Bạn chỉ việc nhấp vào “Create a new removal request”, nhập liên kết bị dính 404 Not Found vào và chờ Google xử lý.
  • Google Analytics: Đây là một công cụ miễn phí đến từ Google. Công cụ này cho phép người quản trị tạo ra các thống kê chi tiết, các báo cáo về hoạt động của website. Google Analytics và Webmaster Tools là hai công cụ thiết yếu mà mỗi người làm SEO đều phải biết.
  • Ahrfes: Đây là một công cụ của bên thứ 3. Ahrefs là trợ thủ đắc lực để hỗ trợ off-page, có thể phân tích website khá tổng quan và chi tiết như: Backlink, văn bản chứa liên kết, lưu lượng truy cập, nghiên cứu từ khóa… và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên để sử dụng công cụ này thì phải trả phí với một khoản phí không nhỏ: khoảng 99$ cho gói rẻ nhất.
  • Keyword Planner: Đây là một công cụ miễn phí do Google cung cấp cho người dùng. Công cụ này chủ yếu là dành cho những người đang chạy quảng cáo Google Adwords. Nó giúp SEOer nghiên cứu từ khóa bao gồm cả từ khóa mở rộng và những từ đồng nghĩa…kèm thêm các thông số: Giá thầu quảng cáo, lượng tìm kiếm chính xác. Công cụ này nằm trong phần quảng cáo Google Adwords của Google.
  • Keyword Tool: Đây là một công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa tuyệt vời. KeywordTools giúp tìm kiếm những từ khóa truy vấn của người dùng rất đầy đủ và chi tiết, kèm thêm các thông số như: Search Volume (lượng người tìm mỗi 1 tháng), mức độ cạnh tranh, Giá thầu quảng cáo,…Với công cụ này, doanh nghiệp phải trả phí 69$/tháng cho gói cơ bản.
  • Screaming Frog SEO: Đây là một công cụ hỗ trợ on-page rất mạnh. Screaming Frog giúp “quét” hết website và thống kê ra các thành phần trên web như:các tệp tin css, js, ảnh, URL, sitemap, … từ góc độ SEO.
  • SEO Quake: Giúp các SEOer đánh giá được PageRank, Alexa Rank (số đo mức độ phổ biến của website), các chỉ số xã hội,… ngay khi truy cập vào 1 website, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá nhanh sức mạnh đối thủ khi nghiên cứu từ khóa.
  • Web Developer: Đây là 1 công cụ hoàn hảo để kiểm tra mọi yếu tố về on-page như Internal Link, Tiêu đề, Hình ảnh,….Có hàng triệu người dùng công cụ này.
  • Seomoz Toolbar: Đây là công cụ giúp bạn đánh giá rõ hơn sức mạnh của đối thủ qua số lượng backlink trỏ đến website của họ.

8 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây